Mở thông dạ dày bằng nội soi

    I. ĐẠI CƯƠNG

    Đầu năm 1980, Ponsky và Gauderer đã phát triển mở thông dạ dày qua nội soi, mở ra một cách tiếp cận mới về việc cho ăn qua đường tiêu hóa.

    II. CHỈ ĐỊNH

    Chỉ định: nuốt khó, không có khả năng nuốt bao gồm khiếm khuyết thần

    kinh, bệnh cơ, trào ngược dạ dày thực quản.

    III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

    - Chống chỉ định hoàn toàn: bệnh máu, giải phẫu bất thường bao gồm ruột

    quay bất thường, đại tràng, lách, gan vào giữa dạ dày và thành bụng, gan lách to,

    dạ dày trong lồng ngực và tiền sử cắt dạ dày, phẫu thuật ổ bụng, vẹo cột sống, béo

    phì, van não thất dẫn lưu vào ổ bụng.

    - Chống chỉ định tương đối: dịch ổ bụng, lọc màng bụng, viêm dạ dày nặng,

    bệnh loét do axít, tăng áp lực tĩnh mạch cửa bao gồm cả dãn tĩnh mạch dạ dày.

    IV. CHUẨN BỊ

    1. Người thực hiện

    Nhóm nội soi (01 bác sĩ và 03 điều dưỡng), nhóm gây mê (01 bác sĩ và 02 kĩ

    thuật viên).

    2. Phương tiện

    01 bộ mở thông dạ dày qua nội soi, 01 hệ thống nội soi tiêu hóa trên, 01 máy

    thở và phương tiện gây mê hồi sức.

    3. Người bệnh

    Khám lâm sàng, khai khác tiền sử nội soi, phẫu thuật, giải thích nguy cơ,

    nhịn ăn uống, kháng sinh dự phòng 30 phút trước và 6 giờ sau nội soi.

    4. Hồ sơ bệnh án

    Chỉ định mở thông dạ dày, giấy cam đoan, 01 bệnh án kèm theo bộ xét

    nghiệm thông qua mổ, chụp trasnsit, siêu âm bụng, các xét nghiệm khác (nếu có).

     

    V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: (60-90 phút)

    1. Kiểm tra hồ sơ: 15 phút

    2. Kiểm tra người bệnh: 15 phút

    3. Thực hiện kĩ thuật: 30-60 phút (kĩ thuật kéo)

    - Tiến hành gây mê toàn thân.

    - Đặt người bệnh nằm ngửa, sát trùng vùng bụng

    - Nội soi dạ dày bơm hơi tối đa, đẩy đầu ống soi áp vào thành trước dạ dày

    - Vị trí mở thông thường ở thân vị gần chỗ nối thân và hang vị, trên đường

    trắng giữa rốn. Dùng vệt ấn lõm ngón tay trên thành bụng để kiểm tra vị trí chọc

    nhờ ánh sáng xuyên thành..

    - Tiêm lidocain 1% bằng kim 25 tại vị trí mở thông vào dạ dày đến khi hút ra

    khí. Rạch da nhỏ, đặt troca vuông góc với thành bụng và đẩy troca đi vào khoang

    dạ dày (luôn giữ dạ dày căng hơi tối đa).

    - Luồn sợi dây dẫn qua troca, thòng lọng đi qua kênh can thiệp vào dạ dày để

    bắt sợi dây dẫn và kéo dây dẫn qua miệng cùng với ống nội soi.

    - Nối ống mở thông với dây dẫn ở ngoài miệng, sau đó dây dẫn kéo từ từ

    ống mở thông qua miệng người bệnh vào trong dạ dày để áp sát vào thành bụng.

    - Đoạn cuối mở thông có thanh chắn ở ngoài thành bụng và trong dạ dày,

    không để ép quá mức.

    - Nội soi kiểm tra chính xác vị trí ống mở thông trong dạ dày.

     

    VI. THEO DÕI

    - Theo dõi toàn trạng, tim mạch, hô hấp, tình trạng của chân ống mở thông.

     

    VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

    - Tràn khí phúc mạc: Xuất hiện rò rỉ dịch và khí ở xung quang lỗ mở thông,

    phải hoãn cho ăn, chụp cản quang hòa tan trong nước để kiểm tra, nếu có tràn vào

    khoang phúc mạc thì cần nội soi mở ổ bụng hoặc nếu vẫn tồn tại từ 48-72 giờ, cần

    phải nội soi ổ bụng thăm dò.

    - Nếu chảy máu trong thành dạ dày phải mời hội chẩn ngoại cấp cứu.

    - Thủng đại tràng: Phẫu thuật.

    Ghi chú

    - Kháng sinh dự phòng và sát khuẩn da đúng cách, chiều dài da cắt vừa đủ,

    sát khuẩn kĩ chỗ nối ống mở thông với dây dẫn trước khi kéo vào dạ dày.

    - Để đầu người bệnh cao.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Gershman G (2012). “Therapeutic upper GI endoscopy”, Practical pediatric

    gastrointestinal endoscopy, (2), 82-103.

    2. Victor LF (2008), “Gastrointestinal Endoscopy”, Pediatric gastrointestinal

    desase, 2(1), 1259-1348.

Videos
Liên hệ

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn