Nội soi dạ dày cầm máu

    I. ĐẠI CƯƠNG

    Nội soi ống là phương pháp can thiệp hiệu quả đối với chảy máu dạ dày.

    II. CHỈ ĐỊNH

    Xuất huyết tiêu hóa do nguyên nhân tại dạ dày.

     

    III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

    1. Chống chỉ định tuyệt đối

    - Trụy tim mạch, suy hô hấp

    - Thủng ruột, viêm phúc mạc

    - Chấn thương đốt sống cổ

    2. Chống chỉ định tương đối

    - Mới phẫu thuật tiêu hóa (1 tháng), tắc ruột

    - Bệnh rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu nặng

     

    IV. CHUẨN BỊ

    1. Người thực hiện

    Nhóm nội soi (01 bác sĩ và 03 điều dưỡng), nhóm gây mê (01 bác sĩ và 02 kĩ

    thuật viên).

    2. Phương tiện

    01 hệ thống nội soi tiêu hóa trên, dụng cụ can thiệp như lọng cắt polyp, đốt

    đông, dụng cụ thắt, kim tiêm cầm máu qua nội soi, 01 máy thở và phương tiện gây

    mê hồi sức.

    3. Người bệnh

    Khám lâm sàng, khai khác tiền sử nội soi, phẫu thuật, giải thích nguy cơ,

    nhịn ăn uống, đặt ống thông hút rửa dịch dạ dày.

    4. Hồ sơ bệnh án

    Chỉ định nội soi dạ dày cầm máu, giấy cam đoan, 01 bệnh án kèm theo bộ

    xét nghiệm thông qua mổ và các xét nghiệm khác (nếu có).

     

    V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (thời gian khoảng 60-90 phút)

    1. Kiểm tra hồ sơ: 15 phút

    2. Kiểm tra người bệnh: 15 phút

    3. Thực hiện kĩ thuật 30-60 phút

    Gây mê nội khí quản (tránh trào ngược).

    Nội soi tiêu hóa trên xác định tổn thương gây chảy máu và nên thực hiện vào

    thời điểm 24 giờ sau khi chảy máu ồ ạt. Trong trường hợp đã truyền máu >70ml/kg

    cân nặng, huyết động học vẫn không ổn, nội soi tiêu hóa phối hợp ngoại để xác

    định vị trí chảy máu.

    3.1. Chảy máu dạ dày không do giãn tĩnh mạch thực quản

    - Phương pháp: Đông nhiệt bao gồm laser, heater (súng), Argon, monopolar,

    hoặc multipolar probes. Các phương pháp như cầm máu bằng dung dịch Argon tại

    bệnh viện Nhi trung ương chưa có thiết bị này. Phương pháp cầm máu không bằng

    nhiệt bao gồm tiêm các chất có thể gây xơ hóa hoặc co mạch, clip.

    Hai phương pháp được sử dung nhiều nhất 

    - Tiêm Epinephrine: Tổng liều tiêm từ 5-10ml dung dịch 1/10000, tiêm tại 4

    góc của tổn thương đang chảy máu.

    - Cầm máu bằng kẹp kim loại (clip) :

    + Lắp kẹp kim loại vào dụng cụ bắn, luồn dụng cụ qua kênh can thiệp

    + Phát hiện chính xác điểm chảy máu

    + Xác định chính xác vị trí đặt clip

    + Mở rộng toàn bộ cip, đưa dụng cụ clip gần đèn nội soi nhất

    + Bắn clip, mỗi lần bắn một hoặc nhiều clip

    3.2 Chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch dạ dày

    - 1ml keo dán trộn với 1ml lipiodol rồi pha với 1ml lipiodol

    - Tiêm từ 2 đến 3 mũi vào trong búi tĩnh mạch.

    - Tiêm 2-3 đợt gần nhau để gây tắc hoàn toàn.

    - Gây tắc tĩnh mạch áp dụng cả đối với tĩnh mạch ở dạ dày và thực quản khi

    các phương pháp xơ hoá bị thất bại.

     

    VI. THEO DÕI

    Tình trạng chảy máu gia tăng và thủng dạ dày : mạch, huyết áp, nôn máu, ỉa

    máu, đau bụng, bụng chướng.

     

    VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

    - Chảy máu : Cầm máu qua nội soi, mời hội chẩn ngoại và hồi sức cấp cứu,

    xét nghiệm máu nếu diễn biến nặng.

    - Thủng : kẹp clip và mời hội chẩn ngoại, chụp X quang, siêu âm.

    - Tắc mạch xa : hội chẩn tim mạch.

    - Khi chất keo sinh học rò ra ngoài: kéo máy soi ra, rửa và lau vật kính liên

    tục, không được hút.

    Ghi chú 

     Xác định chính xác vị trí cần can thiệp

     

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Gershman G (2012). “Therapeutic upper GI endoscopy”, Practical pediatric

    gastrointestinal endoscopy, (2), 82-103.

    2. Victor L.F (2008), “Gastrointestinal Endoscopy”, Pediatric gastrointestinal

    desase, 2(1), 1259-1348.

Videos
Liên hệ

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn