I. ĐẠI CƯƠNG
Đây là một phương pháp chẩn đoán bằng cách đưa đèn của máy nội soi mềm đi từ hậu môn lên đến manh tràng để phát hiện và lấy dị vật ra ngoài.
II. CHỈ ĐỊNH
Dị vật đại trực tràng
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
3.1. Chống chỉ định tuyệt đối
- Nghi ngờ thủng ruột, viêm phúc mạc
- Viêm đại tràng cấp tính
- Trụy tim mạch, hô hấp không ổn định
3.2. Chống chỉ định tương đối
- Giảm tiểu cầu nặng hoặc các bệnh lí khác gây chảy máu
- Nhiễm trùng máu
- Tiền sử mới phẫu thuật ống tiêu hóa
- Giãn ruột do ngộ độc, tắc ruột
- Phình động mạch chủ bụng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện qui trình kĩ thuật
Nhóm nội soi (01 bác sĩ và 03 điều dưỡng), nhóm gây mê (01 bác sĩ và 02 kĩ
thuật viên gây mê).
2. Phương tiện
01 hệ thống nội soi tiêu hóa trên kèm theo các dụng cụ gắp dị vật, 01 máy
thở và phương tiện gây mê hồi sức.
3. Người bệnh
Khám lâm sàng, tiền sử nội soi, phẫu thuật, giải thích nguy cơ, làm sạch đại
tràng.
4. Hồ sơ bệnh án
Chỉ định nội soi đại tràng lấy dị vật, giấy cam đoam, 01 bệnh án kèm theo bộ
xét nghiệm thông qua mổ, Xquang dị vật, CT và các xét nghiệm khác (nếu có).
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (thời gian khoảng 60-90 phút/1 người bệnh)
1. Kiểm tra hồ sơ 15 phút
2. Kiểm tra người bệnh 15 phút
3. Thực hiện kĩ thuật 30-60 phút
Gây mê toàn thân.
Đặt người bệnh nằm nghiêng trái, cằng chân vuông góc với đùi, đùi vuông
góc với bụng. Thăm khám hậu môn trực tràng.
Nội soi đại tràng tìm dị vật, chú ý không nên thực hiện động tác ép bụng đặc
biệt khi ngi ngờ có dị vật sắc nhọn.
Nguyên tắc : xác định dị vật về vị trí, hình dạng, kích thước, hướng đi, vị trí,
mối tương quan với các tổ chức xung quanh, thời gian tổn tại, bản chất của dị vật
...và quan sát rõ dị vật khi di chuyển.
Kĩ thuật lấy dị vật :
- Dùng cụ can thiệp được mở khi đối diện với dị vật và điều chỉnh đầu đèn
nội soi để dụng cụ can thiệp bắt được dị vật và kéo ra dị vật ngoài cơ thể.
- Dị vật cản quang dẹt hoặc có ngạnh: nên dùng kìm cá sấu.
- Dị vật mềm, tròn : nên dùng giọ hoặc vợt.
- Đại tràng bẩn: bơm rửa sạch, quan sát rõ dị vật trước khi can thiệp.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi biểu hiện: toàn trạng, tim mạch, hô hấp, tri giác, nôn máu, ỉa máu,
đau bụng, chướng bụng, nuốt khó, đau ngực ...
- Trong trường hợp tổn thương loét nhiều cần điều trị kháng sinh và thuốc
giảm bài tiết axít.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Chảy máu : cầm máu qua nội soi tối đa, xét nghiệm, mời hội chẩn ngoại và
hồi sức cấp cứu nếu diễn biến nặng..
- Thủng : kẹp clip và hoặc mời hội chẩn ngoại, chụp X quang, siêu âm.
Ghi chú
- Khi lấy dị vật nguy cơ cao cần mời bác sĩ ngoại cùng có mặt để đánh giá.
- Phải phân tích kĩ dị vật trước khi can thiệp.
- Luôn luôn quan sát rõ dị vật khi di chuyển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gershman G (2012), “Pediatric colonoscopy”, Practical pediatric
gastrointestinal endoscopy, 2(1), 104-131.
2. Thomson M (2008), “Ileocolonoscopy And Enteroscopy”, Pediatric
gastrointestinal desase, 2(1), 1291-1308.
3. Gershman G (2012). “Therapeutic upper GI endoscopy”, Practical pediatric
gastrointestinal endoscopy, (2), 82-103.
-
[VIDEO] Nội soi cắt Polyp và kẹp clip trên mô hình đại tràng lợn
26-04-2021 -
[VIDEO] Nội soi dạ dày và nội soi can thiệp trên mô hình dạ dày lợn
26-04-2021 -
[VIDEO] Nội soi đại tràng và tháo xoắn Alpha trên mô hình đại tràng lợn
26-04-2021 -
[VIDEO] Nội soi cắt bã thức ăn trên mô hình dạ dày lợn
26-04-2021
-
Điều chỉnh trong thực hành nội soi tiêu hóa ở trẻ em
26-04-2021 -
Đơn vị nội soi tiêu hóa Trẻ em
10-05-2021 -
Khuyến cáo của Hội Nội soi Tiêu hóa và Hội Tiêu hóa-Gan mật-Dinh dưỡng Nhi khoa Châu âu
26-04-2021 -
Đánh giá và xử trí giãn tĩnh mạch Thực quản ở trẻ em (Hướng dẫn của Hội Tiêu hóa-Gan mật-Dinh dưỡng Nhi khoa Vương Quốc Anh)
26-04-2021
Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn